Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, Q.Thuận Hóa, TP.Huế

LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS NĂM 1973 - PARIS PEACE ACCORDS SIGNING CEREMONY, 1973
Đọc bài viết:
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 23/1/1973 giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ, và ký chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ Trưởng đại diện các Chính phủ tham dự Hội nghị: Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ cộng hòa), Nguyễn Thị Bình (Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), William Pierce Rogers (Hoa Kỳ); Trần Văn Lắm (Chính phủ Sài Gòn tại trung tâm hội nghị Quốc tế Clêbe (Pari). Hiệp định Pari có hiệu lực từ ngày ký chính thức. 

Âm thanh:

Lễ ký Hiệp định Paris năm 1973
The Signing of the Paris Peace Accords in 1973

Lễ ký Hiệp định Paris năm 1973

Từ chiến thắng của Nhân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Đế quốc Mỹ vào Hà Nội tháng 12/1972, đến những chiến thắng ở miền Nam đã đè bẹp ý chí "đàm phán trên thế mạnh" của Nicxơn, buộc chúng phải ký với ta Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Hội nghị Pari về Việt Nam trải qua tất cả 202 phiên họp chung và công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng (13/05/1968 - 27/1/1973).

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 23/1/1973 giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ, và ký chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ Trưởng đại diện các Chính phủ tham dự Hội nghị: Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ cộng hòa), Nguyễn Thị Bình (Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), William Pierce Rogers (Hoa Kỳ); Trần Văn Lắm (Chính phủ Sài Gòn tại trung tâm hội nghị Quốc tế Clêbe (Pari). Hiệp định Pari có hiệu lực từ ngày ký chính thức. 

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có 9 chương, 23 điều, trong đó có các điều khoản chính: Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền nam Việt Nam; Mỹ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền nam Việt Nam; Ngừng bắn, Mỹ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc Việt Nam; nhận tháo gỡ mìn do Mỹ đã rải ở miền Bắc Việt Nam; Nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử; Bên cạnh đó là các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Mỹ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

The Signing of the Paris Peace Accords in 1973

Following the victory of the North Vietnamese in repelling the U.S. B-52 bombing raids on Hanoi in December 1972 and significant military successes in the South, the Nixon administration’s strategy of "negotiating from a position of strength" was broken, forcing the United States to sign the Paris Peace Accords, ending the war and restoring peace in Vietnam.

The Paris Peace Conference on Vietnam lasted over four years and nine months (May 13, 1968 - January 27, 1973), with a total of 202 public sessions and 24 private meetings. The initial agreement was signed on January 23, 1973, between representatives of the Democratic Republic of Vietnam (DRV) and the United States. The official signing took place on January 27, 1973, with the participation of the four official signatories representing their respective governments: Nguyen Duy Trinh (Democratic Republic of Vietnam), Nguyen Thi Binh (Provisional Revolutionary Government of South Vietnam), William Pierce Rogers (United States), and Tran Van Lam (Republic of Vietnam). The signing ceremony was held at the International Conference Center on Rue de Kleber in Paris. The agreement took effect immediately upon signing.

The Paris Peace Accords included nine chapters and 23 articles, with key provisions such as:

Respect for Vietnam's fundamental national rights and the South Vietnamese people's right to self-determination.

The United States would cease military involvement and refrain from intervening in South Vietnam's internal affairs.

A ceasefire agreement and the complete withdrawal of U.S. troops within 60 days.

The cessation of U.S. bombings and de-mining operations in North Vietnam.

Provisions for national reconciliation and democratic freedom, free elections, and the formation of a National Council of Reconciliation and Concord, comprising representatives from three political parties, to oversee free elections.

Clauses on Vietnam’s unification, issues concerning Laos and Cambodia, the structure of implementation committees (Joint and International Commissions), and the international conference to ratify the agreement.

Terms for U.S. assistance in healing war wounds in the Democratic Republic of Vietnam.

These accords marked a significant step toward peace, setting the stage for the eventual reunification of Vietnam and ending direct U.S. involvement in the Vietnam conflict.

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Các hiện vật khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>