Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, Q.Thuận Hóa, TP.Huế

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Đọc bài viết:
Quyền con người là một phạm trù đa diện, cũng là một phạm trù lịch sử, phát sinh, phát triển và mất đi cũng với các phạm trù giai cấp, nhà nước và pháp luật. Chỉ có trong xã hội xã hội chủ nghĩa, mọi người mới được hưởng thụ các quyền con người một cách đầy đủ và bình đẳng theo đúng nghĩa của nó.

Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người” do tập thể tác giả gồm 16 người thực hiện, Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành tại Hà Nội năm 2005.

Nội dung sách gồm 3 chương:

- Bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong công cuộc đối mới ở nước ta hiện nay.

Các tác giả cho rằng: Quan niệm về quyền con người và giải quyết vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được rọi sáng bởi các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ truyền thống dân tộc, đặc điểm của thời đại, con người hiện thực, Hồ Chí Minh đề cập đến khái niệm nhân quyền và dùng khái niệm nhân quyền trong các lập luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ, bênh vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Đồng thời, Người đã sử dụng khái niệm nhân quyền từ chủ nghĩa thực dân, vận dụng sáng tạo những quyền đó vào chế độ xã hội chủ nghĩa, là bản chất của nhà nước ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu vầu hạnh phúc, Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền lao động, quyền học tập, quyền người già, quyền trẻ em được chăm sóc, quyền tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội...Với Hồ Chí Minh, quyền con người không phải là sự ban phát của nhà nước, mà là quyền vốn có của người dân, do nhân dân đấu tranh mà giành được. Theo Người, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước là điều kiện tiên quyết, là tiền đề của quyền con người của các dân tộc bị áp bức. Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là nghiên cứu một trong những nội dung có ý nghĩa dân tộc và thời đại của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm khẳng định giá trị lâu bền và tính phổ biến của nó trong quá trình phát triển liên tục của nền văn minh nhân loại hiện đại.

Sách dày 272 trang, khổ 14,5x20,5cm.

          Sách hiện có tại Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>