Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, Q.Thuận Hóa, TP.Huế

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Đọc bài viết:
Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do  TS Hoàng Trang (chủ biên), TS Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên) gồm 3 phần:

            Phần thứ nhất: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Phần này bao gồm những nội dung:

- Ý chí độc lập tự do là nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự vận dung sáng tạo lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Phần này bao gồm những nội dung:

- Vị trí của vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là qui luật vận động của quá trình cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

- Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Những điều kiện đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phần thứ ba: Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới. Phần này bao gồm những nội dung:

- Hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới.

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sách do Nhà xuất bản Lao động ấn hành tại Hà Nội năm 2000. Dày 280 trang. Khổ 14,5x20,5cm.

            Sách hiện có tại Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>