Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, Q.Thuận Hóa, TP.Huế

Địa điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại núi Bân
Đọc bài viết:
Điạ điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm ở triền phía Tây núi Bân, thuộc phường An Tây, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.

 

Cuối năm 1900, trong lúc cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) được cử đi làm Đề lại trường thi Hương ở Thanh Hóa, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) ở lại Huế, sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Do cuộc sống vất vả, nên sau khi sinh, bà lâm bệnh nặng, lại không có người chăm sóc, bà đã qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10/2/1901 (tức 22 tháng Chạp năm Canh Tý).

Theo luật triều đình lúc bấy giờ, vào những ngày giáp tết, đám tang của dân thường trong Thành Nội không được đưa qua các cổng thành, và đặc biệt không được khóc than. Thi hài bà Loan được bà con lối phố lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng Hương về sông An Cựu. Đến gần ngã ba Giàng Xay, thi hài bà được gánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân (Tam Tầng) từ năm 1901 đến 1922. Mộ bà Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía Tây.

Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã di dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An. Tuy hài cốt đã cải táng, nhưng mộ phần của bà suốt 22 năm nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện, thấm sâu vào mảnh đất này.

Để tưởng nhớ công lao của người mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời, là bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế (thành phố Huế) đã tiến hành xây dựng Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại vị trí an táng bà trước đây.

Địa điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm giữa rừng thông quanh năm rì rào gió thổi đã trở thành nơi tưởng niệm, tham quan, thăm viếng của mọi người dân và khách tham quan khi đến Huế.

Địa điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 28/10/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế).

Các tour tham quan gợi ý:

  • 1
    20 phút
    Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Núi Bân hay còn gọi núi Tam Tầng, phường An Tây, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900
    Xem thêm
  • 3
    30 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan (số mới 158), phường Thuận Lộc, quận Thuận Hóa, thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học Huế (nay là trường THPT chuyên Quốc Học Huế) ở số 12 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hóa, thành phố Huế. Trường được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế (số 07 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hóa, thành phố Huế) là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, bằng những ý đồ và giải pháp mới, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Huế”; “Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Huế”.
    Xem thêm

  • 1
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan (số mới 158), phường Thuận Lộc, quận Phú Xuân, thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900.
    Xem thêm
  • 3
    10 phút
    Biểu tượng Anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại Tòa Khâm sứ Trung kỳ năm 1908, nay là Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, số 32 đường Lê Lợi, phường Phú Hội, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học Huế (nay là trường THPT chuyên Quốc Học Huế), địa chỉ ở số 12 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hóa, thành phố Huế, được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh Tthành phố Huế (số 7, đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hóa, thành phố Huế) là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Huế”; “Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Huế”.
    Xem thêm